Tin mới cập nhật :
Showing posts with label Tin Tức. Show all posts
Showing posts with label Tin Tức. Show all posts

Giới thiệu về công ty

Đăng bởi : ADMIN on Tuesday, December 2, 2014 | 5:39 PM

Tuesday, December 2, 2014

Trước hết, Công Ty TNHH HOÀNG THÁI VINA gửi đến Quý Khách hàng đã -  đang và sẽ là khách hàng thân thiết của Công ty chúng tôi lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng!



Ảnh : http://hoangthaivina.com


Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành, chúng tôi hi vọng sẽ làm hài lòng quí khách. Uy tín của chúng tôi đạt được từ chất lượng của sản phẩm, cách thức phục vụ và chính sách hậu mãi. Tuy nhiên quá trình vận hành không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được sự chia sẻ và không ngừng hoàn thiện để phục vụ quý khách tốt hơn.
Trân trọng!

CÔNG TY TNHH HOÀNG THÁI VINA
Add     :8/8 Đường 147, KP3, P. Phước Long B, Q.9, Thành Phố Hồ Chí Minh
VPGD   :457/13 Tân Sơn, P.12, Q. Gò Vấp, Tp.HCM. 
Tel      :08.38314286/37283144    Fax: 08.38314287 
Hotline: 0906.957.379 (Mr. Chính) 
Website: http://w.w.w.hoangthaivina.com  -  Email :[email protected]

Nguồn : http://hoangthaivina.com/ctt/Gioi-Thieu.html
nhận xét (1) | | Đọc thêm...

Quy định về thiết kế, in, đúc tiền Việt Nam

Đăng bởi : ADMIN on Monday, December 1, 2014 | 11:58 AM

Monday, December 1, 2014

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 37/2014/TT-NHNN quy định việc thiết kế mẫu tiền, chế bản và quản lý in, đúc tiền Việt Nam.

Thông tư này được ban hành nhằm bổ sung một số quy định mới để phù hợp với Nghị định số 40/2012/NĐ-CP về nghiệp vụ phát hành tiền, bảo quản, vận chuvển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài và phù hợp với cơ cấu tổ chức mới của Nhà máy in tiền Quốc gia.

Thiết kế tiền đảm bảo độ bền, chống giả cao

Thông tư quy định, căn cứ vào chủ trương thiết kế mẫu tiền đã được Thống đốc phê duyệt, Cục Phát hành và Kho quỹ nghiên cứu, xây dựng Đề án thiết kế mẫu tiền trình cấp có thẩm quyền theo quy định. Đề án thiết kế mẫu tiền phải xác định các nội dung: cơ cấu mệnh giá, kích thước, màu sắc, chất liệu, trọng lượng, chủ đề, kỹ thuật bảo an; công nghệ sản xuất; các yêu cầu kỹ thuật khác; kinh phí và việc tổ chức thực hiện Đề án.

Thống đốc phê duyệt Đề án thiết kế mẫu nghiên cứu, mẫu dự phòng. Đối với Đề án thiết kế mẫu tiền mới, Thống đốc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tiền mệnh giá 500.000 đồng


Mẫu thiết kế đồng tiền phải đáp ứng yêu cầu: có tính thẩm mỹ cao, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc; đảm bảo độ bền, khả năng chống giả cao và phù hợp với xu hướng thiết kế mẫu tiền trên thế giới. Đồng thời, dễ nhận biết các mệnh giá và tính xác thực của đồng tiền; thuận tiện trong sử dụng, bảo quản và kiểm đếm, kiểm tra tiền thật, tiền giả, phân loại tiền bằng máy; phù hợp với vật liệu in, đúc tiền; công nghệ chế bản, in, đúc tiền; trang thiết bị của cơ sở in, đúc tiền.

Ngân hàng Nhà nước kiểm tra, giám sát việc in, đúc tiền

Việc in, đúc tiền tại cơ sở in, đúc tiền được thực hiện trên cơ sở hợp đồng in, đúc tiền được ký giữa Ngân hàng Nhà nước và cơ sở in, đúc tiền trên cơ sở kế hoạch in, đúc tiền; mẫu in chuẩn đa hình (đối với tiền giấy) và mẫu đúc chuẩn đơn hình (đối với tiền kim loại); tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại tiền đã được phê duyệt.

Thông tư cũng quy định, trường hợp in, đúc tiền ở nước ngoài, Cục Phát hành và Kho quỹ báo cáo Thống đốc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Việc lựa chọn cơ sở in, đúc tiền nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đảm bảo chất lượng đồng tiền và an ninh, an toàn trong quá trình in, đúc tiền.

Việc in, đúc tiền của cơ sở in, đúc tiền chịu sự kiểm tra, giám sát, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Trước khi cơ sở in, đúc tiền giao sản phẩm cho Ngân hàng Nhà nước, Cục Phát hành và Kho quỹ có trách hiệm kiểm tra chất lượng đồng tiền theo phương pháp chọn mẫu và kết quả phải được thể hiện bằng văn bản. Tiêu chuẩn kiểm tra đối với chất lượng tiền mới in, đúc do Thống đốc quyết định.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 12/1/2015 và thay thế Thông tư số 23/2009/TT-NHNN.
Nguồn : Báo điện tử Chính phủ
nhận xét | | Đọc thêm...

“Giá nhà ở Việt Nam còn quá cao”

Một thực tế ngược đời ở Việt Nam hiện nay là giá nhà ở còn quá cao, thậm chí nhất nhì khu vực, trong khi quy hoạch thì không phù hợp, hạ tầng yếu kém, thu nhập lại thuộc diện thấp nhất…

Theo Tổng giám đốc VAMC Nguyễn Hữu Thủy, thị trường bất động sản trong thời gian qua tốt lên không có nghĩa là giá tốt. Bởi lẽ, thị trường tốt chủ yếu là do một số dự án cung đã gặp cầu, tạo được thanh khoản do phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận như căn hộ diện tích nhỏ, giá thấp… .

“Giá nhà ở tại Việt Nam hiện nay còn quá cao, đây là chuyện ngược đời và thực sự là không thể chấp nhận được”, ông Thủy nhấn mạnh.

Giá bất động sản đã chững lại

Tại Hội thảo chuyên đề “Thị trường bất động sản Việt Nam 20 năm nhìn lại” vừa được AusCham tổ chức mới đây, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) Nguyễn Mạnh Hà cho biết, sau nhiều năm nhà ở nóng sốt cục bộ, giá bán nhà ở hiện đã chững lại.

Theo thông tin từ ông Hà, tại khu vực Hà Nội, trong khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều dự án khu vực phía Tây đã giảm sâu với mức trên 30% do thừa cung cục bộ và phần lớn các dự án chưa kết nối được hệ thống hạ tầng, nhất là các tiện ích thiết yếu như: Trường học, bệnh viện, chợ…

Giá nhà ở Việt Nam còn quá cao
Trong khi đó, tại thị trường TP. HCM, giá nhà ở so với thời điểm 1 năm trước đây đã được điều chỉnh thấp hơn và hợp lý hơn, đặc biệt ở phân khúc nhà giá thấp và trung bình.

Trên thực tế thị trường 8 tháng đầu năm 2014 cho thấy, hàng hóa bất động sản đặc biệt là phân khúc nhà ở đã có sự điều chỉnh phù hợp hơn với nhu cầu của đại bộ phận người mua.

Khả năng thanh toán của thị trường, niềm tin của người mua nhà vào thị trường cũng đang dần được hồi phục một cách rõ nét.

Đặc biệt, kết quả bán hàng của hàng loạt sàn giao dịch bất động sản khu vực Hà Nội cho thấy, nhiều chủ đầu tư đã chủ động có phương án điều chỉnh hàng hóa như: Chia nhỏ căn hộ, tính toán vật liệu và tiết kiệm chi phí để giảm giá thành.

Ngoài ra, để tạo thanh khoản, các chủ đầu tư đã không ngần ngại đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ khá hấp dẫn dành cho người mua nhà như hỗ trợ vay vốn ưu đãi ngân hàng, chính sách khuyến mại khủng…

Cục trưởng Hà dự báo, thị trường bất động sản trong giai đoạn cuối năm 2014 sẽ tiếp tục xu hướng điều chỉnh cả về giá và cơ cấu hàng hóa.

Trong khi đó, Savills Việt Nam cũng cho rằng, giai đoạn cuối năm 2014 và đầu năm 2015, phân khúc nhà ở bình dân được dự báo sẽ tiếp tục sôi động, nguồn cung nhiều khả năng sẽ tăng.

Đặc biệt, thị trường vẫn tiếp tục kỳ vọng vào phân khúc nhà ở có diện tích vừa và nhỏ, giá bán dưới 20 triệu đồng/m2.

Đại diện các sàn giao dịch bất động sản cho rằng, đây sẽ là phân khúc thu hút nhiều sự quan tâm của người mua trong ngắn hạn. Các dự án căn hộ có tiến độ thi công tốt hoặc đã hoàn thiện, vị trí thuận lợi, giá trị khoảng trên dưới 1 tỷ đồng sẽ chiếm lĩnh thị trường.

Nhận định của GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường, chuyên gia cao cấp về bất động sản cũng cho thấy điều tương tự.

Theo ông Võ, giá nhà ở chắc chắn sẽ còn giảm tiếp, không thể tăng lên được nữa.

Hai vấn đề cần điều chỉnh ngay

Một lý do nữa khiến nhiều ý kiến đồng tình với việc giảm giá nhà ở trong thời gian tới là do việc điều chỉnh cung cầu của thị trường.

Tổng giám đốc VAMC Nguyễn Hữu Thủy nhận định, ở các nước khác thì khủng hoảng của thị trường bất động sản chủ yếu do cung vượt cầu và thừa cung thì chính xác là dư thật. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì chưa hẳn đã là như vậy.

Ông Thủy ví dụ, hiện các tầng lớp trung lưu mới nổi ở Việt Nam rất lớn, chiếm đến hầu hết số lượng cán bộ trong các ngân hàng, các cơ quan nhà nước… và phần lớn vẫn còn đang phải đi thuê nhà để ở.

“Với giá trị loại nhà ở có diện tích từ 40 - 60m2, giá bán khoảng trên dưới 1 tỷ đồng thì tôi tin rằng phải có đến hơn một nửa trong số tầng lớp trung lưu mới nổi kể trên sẵn sàng bỏ tiền mua hoặc vay ngân hàng để mua nhà ở”, ông Thủy khẳng định.

Bởi vì, phần lớn các cán bộ đó có thu nhập khá ổn định và thu nhập đó ngày càng được nâng lên.

Cũng theo thông tin từ ông Thủy, nhiều ông chủ ngân hàng ở Việt Nam đang sẵn sàng mở hầu bao cho các doanh nghiệp vay vốn để có thể hoàn thiện dự án.

Đồng thời, ngân hàng cũng đang sẵn sàng cho các cán bộ vay để mua nhà với lãi suất ưu đãi, tổng giá trị vay có thể lên tới 70- 80% giá trị căn hộ.

Có thể nói, đây là một thị trường khá hứa hẹn đối với các doanh nghiệp bất động sản và cả nhà đầu tư nước ngoài. Khó khăn hiện nay trên thị trường bất động sản chủ yếu là do cung chưa gặp cầu, giá cả bất hợp lý.

VAMC hy vọng, các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính lớn mạnh, có thể chớp cơ hội này để đầu tư vào các dự án bất động sản, tạo ra những sản phẩm hoàn thiện phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận người dân.

Đó sẽ là động lực quan trọng giúp thị trường bất động sản hồi sinh mạnh mẽ trở lại, đồng thời cũng là nhân tố quan trọng kích thích sự tăng trưởng của nhiều lĩnh vực khác của ngành kinh tế.

Khi đó, người mua sẽ hoàn toàn tin tưởng và quay trở lại với thị trường, sẵn sàng xuống tiền nhiều hơn để mua nhà ở.

“Bởi lẽ, tâm lý thị trường đặc biệt đối với bất động sản là rất quan trọng, khi tâm lý thị trường thay đổi sẽ kéo theo những chuyển động đầy bất ngờ mà chúng ta không thể ngờ tới được, cũng không can thiệp được”, ông Thủy nhấn mạnh.

Nguồn : Nhịp Sống Kinh Doanh
nhận xét | | Đọc thêm...

Bất Động Sản chạm đáy' vẫn đắt gấp đôi khu vực

Giá nhà thu nhập thấp tại Việt Nam hiện đắt gần gấp đôi các nước xung quanh.Thị trường bất động sản (BĐS) vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém...

Mới đây thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam khẳng định rằng: Sau một thời gian “đóng băng”, đến nay thị trường đã có dấu hiệu khởi sắc. Giá bán nhà ở đã chững lại, ở mức thấp, hợp lý hơn, nhất là ở phân khúc nhà ở trung bình.

Tuy nhiên giới chuyên môn vẫn cho rằng, giá nhà đất ở Việt Nam vẫn chưa hợp lý. Tính minh bạch vẫn là yếu tố khiến giá nhà đất tăng vọt.

Hiện nhà thu nhập thấp ở Hà Nội các chủ đầu tư đang đề xuất mức giá 11,6 triệu đồng/m2, ông Nguyễn Trường Tiến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam cho rằng: giá nhà thu nhập thấp tại Việt Nam hiện đắt gần gấp đôi các nước xung quanh.

Ảnh minh họa

Theo ông Tiến, ở Hà Nội, nhà ở thu nhập thấp được ra giá 11,6 triệu đồng/m2, tương đương 560 USD, trong khi tôi biết một tập đoàn liên danh giữa Đức và Malaysia sang Việt Nam đang chào công nghệ làm nhà 20 tầng với giá 250 USD/m2, có chất lượng tương đương loại nhà thu nhập thấp mà Việt Nam đang làm.

"Có thực trạng này bởi giá xây dựng nhà ở trong nước hiện phụ thuộc quá nhiều yếu tố và không trung thực", ông Tiến nói thẳng trên tờ An ninh thế giới.

Chỉ ra những mặt chưa được đối với thị trường BĐS ở Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cũng phải thừa nhận: cơ cấu hàng hóa bất động sản đang mất cân đối, các doanh nghiệp đầu tư vào các nhà cao cấp, diện tích lớn trong khi sức mua phân khúc này chỉ đạt 20%, chưa phù hợp túi tiền của người dân.

Trong khi đó, đầub tư bất động sản thường dựa vào vay tín dụng ngắn hạn, lãi suất cao; nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có quy mô nhỏ, năng lực yếu vẫn cố tham gia. Hiện cả nước có 15.316 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, nhưng trong số đó có tới 8.603 doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 20 tỷ đồng (chiếm 62,7%).

Còn các nhà đầu tư nước ngoài thì nói thẳng: tính minh bạch và thủ tục hành chính đang là yếu tố khiến giá nhà đất bị đội lên.

Theo phản ánh của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, chính quyền địa phương thường đặt ra nhiều thủ tục vượt cấp Trung ương, gây khó dễ.

Dù rằng mới đây Tổng cục Thống kê cho hay thị trường bất động sản đã ấm trở lại, đặc biệt, đã xuất hiện cơn sốt căn hộ phân khúc hạng trung, giá rẻ ở mức trên dưới 1 tỷ đồng/căn ở một số dự án mới mở bán.

Thêm vào đó, việc đẩy mạnh giải ngân gói hỗ trợ 30.000 tỷ cũng là chất xúc tác khiến thị trường này sôi động hơn. Song các chuyên gia  và những người có nhu cầu thực vẫn chờ đợi giá nhà đất có thể hạ thấp hơn.

Nguồn : hotrovayvonnganhang.com/tl/Tin-Bat-Dong-San.html

nhận xét | | Đọc thêm...

Nga ôn bài học đau đớn thời Reagan

Đăng bởi : ADMIN on Sunday, November 30, 2014 | 10:13 PM

Sunday, November 30, 2014

Cuộc chiến dầu thô cùng với chính sách bao vây và cấm vận từ phương Tây gợi nhớ lại thời Chiến tranh lạnh với đòn đau từ Mỹ.Đồng Rúp của Nga hôm qua (1/12) đã có phiên mất giá mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra ở nước này năm 1998. Trong phiên giao dịch, có thời điểm đồng tiền này mất giá khoảng 9% so với đồng USD trước khi chốt phiên ở mức giảm khoảng 4%.

Sức chịu đựng của Nga trước gọng kìm cấm vận và giá dầu thô

Từ 0h00 ngày 12/9, EU quyết định áp đặt biện phạt trừng phạt kinh tế mới với Nga. Thị trường chứng khoán Nga bắt đầu chao đảo, tỷ giá đồng rúp – USD ngày 16/9 đã xuống thấp kỷ lục 38 rúp/01 USD (cụ thể là 38,68 rúp), đối với đồng euro – tỷ giá đã là 50,5 rúp/01 euro.

Tính đến thời điểm hiện tại, Nga đang thiệt hại tới 140 tỷ USD (113 tỷ euro) mỗi năm do các biện pháp trừng phạt của Phương Tây liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine và giá dầu tụt dốc, song Tổng thống Vladimir Putin khẳng định những thiệt hại về kinh tế là "không đến mức tai hại".

Hãng tin RIA Novosti dẫn phát biểu của Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov tại một diễn đàn kinh tế ở Moskva cho hay: "Chúng tôi thiệt hại khoảng 40 tỷ USD mỗi năm do các biện pháp trừng phạt mang động cơ địa chính trị".

Theo ông Siluanov, giá dầu sụt giảm cũng khiến nền kinh tế Nga thiệt hại "khoảng 90 đến 100 tỷ USD mỗi năm". Tuy nhiên, ông hạ thấp tác động của các biện pháp trừng phạt với các thiệt hại về kinh tế khi cho rằng giá dầu thô mới là yếu tố quyết định.

Ngày 21/11, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết nước này đang cân nhắc cắt giảm sản lượng dầu để tăng giá. Theo ông Novak, Nga không có phương tiện kỹ thuật để nhanh chóng tăng hay giảm sản lượng dầu như Saudi Arabia, song Moskva đang nghiêm cứu "tính thiết thực của những biện pháp như vậy".

Liên quan đến giá dầu sụt giảm hay trượt giá đồng ruble của Nga, Tổng thống Putin đánh giá: "Kinh tế Nga bị ảnh hưởng từ những đòn trừng phạt của EU. Nhưng về nguy cơ "những hậu quả thảm khốc" thì tôi bác bỏ điều đó."

Đồng thời, Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ không sa vào con đường này trong bất kỳ hoàn cảnh nào và chẳng ai có thể vây hãm chúng tôi. Họ đang nói về những điều bất khả thi". Thực tế, Mỹ đang nỗ lực cô lập nước Nga và khiến nền kinh tế Nga suy thoái, thậm chí là khủng hoảng bằng các biện pháp trừng phạt mà họ và đồng minh theo đuổi.

Cay đắng với đòn của Reagan

Không phải đến bây giờ nền kinh tế Nga, đặc biệt là liên quan đến dầu mỏ mới chịu ảnh hưởng nặng nề từ những chính sách bao vây của phương Tây, mà từ những năm 1980, nền kinh tế Liên Xô đã 'nếm mùi' cay đắng bởi chính sách của Mỹ.

Khi đó, Tổng thống R.Reagan công bố quyết định áp dụng các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với tất cả các công ty và các nước sử dụng giấy phép sản xuất cũng như trang thiết bị, máy móc và vật liệu được sản xuất có ứng dụng công nghệ Mỹ nếu hợp tác với Liên Xô.

Quyết định này của Mỹ đã gây nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ tại Châu Âu, nhưng lần này ít có nước nào dám chống lại. Và không lâu sau đó các dự án công nghiệp Xô Viết (trước hết là dự án đường dẫn khí đốt) đối mặt với nguy cơ Phương Tây cắt giảm cung cấp các mặt hàng công nghệ cao đã được thỏa thuận từ trước.
Giá dầu lao dốc có tác động tiêu cực đến kinh tế

Nếu như vào cuối những năm 1970, tỷ lệ hàng hóa công nghệ cao trong xuất khẩu của Mỹ vào Liên Xô vượt 30%, thì đến năm 1982, tỷ lệ này chỉ còn 7%. Xu hướng như vậy cũng bắt đầu xuất hiện trong quan hệ kinh tế với Châu Âu.

Đòn tiếp theo của Mỹ giáng vào Liên Xô là trong lĩnh vực tiền tệ. Các khoản thu ngoại tệ chủ yếu của Liên Xô đều từ thị trường dầu mỏ, nơi mà mọi giao dịch thanh toán đều được thực hiện bằng USD. Từ mùa thu năm 1984, trong vòng một năm Mỹ đã phá giá đồng USD tới 25%.

Từ thời gian đó, Liên Xô nhận được từ xuất khẩu dầu mỏ bằng đồng đôla đã giảm giá tới 1/4 và vẫn nhập khẩu hàng tiêu dùng và trang thiết bị từ Châu Âu bằng các đồng tiền đang lên giá của các nước này. Thặng dư thương mại Liên Xô ngày càng giảm.

Tháng 4/1985, Hội nghị Trung ương ĐCS Liên Xô họp và đưa ra các mục tiêu của chiến lược “cải tổ”. Nguyên nhân dẫn đến việc giới lãnh đạo Xô Viết đồng ý thay đổi là những khó khăn kinh tế mà Liên Xô đang phải đối mặt.

Việc quá tập trung các nguồn lực chủ yếu để đối đầu với Mỹ đã làm tổn hại nặng cho nền kinh tế. Nhưng điều quan trọng nhất – khoảng cách tụt hậu công nghệ so với Phương Tây ngày càng tăng. Lại cũng chính vào thời điểm này, Mỹ đã thành công trong việc gây sức ép với Saudi Arabia để đánh sụp “chỗ dựa” của nền kinh tế Xô Viết. Mùa hè năm 1985, Saudi Arabia đã mở kho dự trữ dầu và tăng sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu.

Đến cuối năm 1985, sản lượng khai thác dầu của Saudi Arabia tăng từ 2 triệu thùng/ngày lên 10 triệu thùng/ngày – giá dầu trên thế giới giảm từ 30 xuống còn 12 USD/thùng. Chỉ riêng thiệt hại do giá dầu giảm của Liên Xô trong những tháng đó đã là hơn 10 tỷ USD.

Lại cũng trong khoảng thời gian này Liên Xô mất gần 2 tỷ USD tiền xuất khẩu vũ khí –lý do: Iran, Iraq và Lybia do khoản thu nhập từ xuất khẩu dầu bị suy giảm đột ngột nên đã không thể thanh toán khoản tiền nhập khẩu vũ khí cho Liên Xô.

Người dân Liên Xô đã bắt đầu không thể mua được một số mặt hàng Phương Tây (lương thực - thực phẩm, chi tiết máy, hàng tiêu dùng) vì giá quá cao. Mùa hè năm 1986, Liên Xô đã phải tăng lượng xuất khẩu dầu mỏ lên 5 lần nhưng cũng chỉ mua được một khối lượng trang thiết bị của Tây Đức như cách đó một năm trước.

Kết quả là, bắt đầu từ năm 1985, thâm hụt ngân sách của Liên Xô ngày càng lớn (từ 18 tỷ rúp năm 1985 lên đến 76 tỷ rúp năm 1990, trong khi tổng thu ngân sách hơn 400 tỷ rúp một chút). Thực tế đó buộc chính phủ lại phải tìm các khoản vay mới từ bên ngoài...

TỔNG HỢP


nhận xét | | Đọc thêm...

Đại chiến dầu thô: Bi kịch đang đến với đồng Rúp Nga

Rất hiếm khi đồng tiền của một quốc gia lớn lại mất giá thảm hại như những gì đang diễn ra đối với đồng Rúp...
Nếu hôm qua, Ngân hàng Trung ương Nga đã can thiệp để cứu tỷ giá, thì động thái này được coi là sự thừa nhận rằng, đồng Rúp đang giảm giá tới mức đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính Nga.

Russian Money


Đồng Rúp của Nga hôm qua (1/12) đã có phiên mất giá mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra ở nước này năm 1998. Trong phiên giao dịch, có thời điểm đồng tiền này mất giá khoảng 9% so với đồng USD trước khi chốt phiên ở mức giảm khoảng 4%.

Trao đổi với hãng tin Reuters, một số nhà giao dịch cho rằng, Ngân hàng Trung ương Nga có thể đã can thiệp vào thị trường ngoại hối để ngăn không cho đồng nội tệ giảm giá sâu hơn.

“Chắc là Ngân hàng Trung ương Nga đã can thiệp”, một nhà giao dịch nói.  “Có lẽ họ đã phải chi hàng tỷ USD để cứu tỷ giá phiên này”, nhà phân tích Tim Ash thuộc ngân hàng Standard Bank phát biểu với tờ Telegraph.

Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Nga không bình luận gì về vấn đề này.

Vào cuối ngày giao dịch, tỷ giá đồng Rúp giảm 3,9% so với đồng USD, còn 52,45 Rúp đổi 1 USD và giảm 3,8% so với đồng Euro, còn 65,39 Rúp “ăn” 1 USD.

Thị trường chứng khoán Nga cũng giảm điểm mạnh, với chỉ số RTS tính bằng đồng USD giảm 3,1%, còn 944 điểm. Trước đó, có lúc chỉ số này rớt xuống 930 điểm, thấp nhất trong 5 năm.

Giá dầu giảm sâu được cho là một nguyên nhân khiến đồng Rúp Nga mất giá mạnh. Giá dầu thô Brent hôm qua tại thị trường London đã chạm mức đáy của 5 năm, với 69,6 USD/thùng. Giá dầu  duy trì đà giảm mạnh sau khi Trung Quốc công bố thống kê kém khả quan và Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) tuần trước tuyên bố giữ nguyên sản lượng khai thác.

Vào cuối phiên giao dịch, giá dầu phục hồi mạnh, với giá dầu Brent tăng 3% và giá dầu thô ngọt nhẹ tại New York tăng 4%. Tuy vậy, sự phục hồi này không giúp đồng Rúp thoát một ngày rớt giá thảm.

Các chuyên gia cho rằng, cú sốc từ quyết định của OPEC đồng nghĩa với việc thị trường đang phản ánh khả năng dầu thô sẽ “rẻ bèo” trong một thời gian kéo dài. Dự báo này dẫn tới việc đánh giá lại giá trị tài sản Nga.

Dầu thô và khí đốt đóng góp khoảng 2/3 kim ngạch xuất khẩu của Nga và một nửa nguồn thu ngân sách liên bang của nước này. Những con số này cho thấy nền kinh tế Nga và giá tài sản của nước này phụ thuộc nhiều vào giá năng lượng toàn cầu.

Trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu tuần trước, đồng Rúp đã giảm xuống dưới ngưỡng tâm lý quan trọng là 50 Rúp đổi 1 USD. Cho tới gần đây, hầu như ít ai có thể tưởng tượng đồng tiền này lại mất giá tới vậy. Từ giữa năm tới nay, đồng Rúp đã mất giá khoảng 1/3.

“Đồng Rúp chỉ có thể được hỗ trợ nếu giá dầu ổn định trở lại. Các yếu tố khác không có nhiều ý nghĩa quan trọng”, nhà giao dịch Igor Zenlentsov thuộc ngân hàng Globex Bank nhận định trong một báo cáo. Theo nhà giao dịch này, với mức giá dầu như hiện tại, đồng Rúp có thể giảm giá tới mức 53-55 Rúp đổi 1 USD.

Hôm 10/11, Ngân hàng Trung ương Nga đã quyết định thả nổi đồng Rúp thay vì đưa ra một biên độ giao dịch cho tỷ giá đồng nội tệ. Kể từ đó, Ngân hàng Trung ương Nga chưa có động thái can thiệp nào tiếp theo vào thị trường ngoại hối mà chỉ nói là sẽ can thiệp nếu sự mất giá của đồng Rúp đe dọa sự ổn định tài chính.

Bởi vậy, nếu hôm qua, Ngân hàng Trung ương Nga đã can thiệp để cứu tỷ giá, thì động thái này được coi là sự thừa nhận rằng, đồng Rúp đang giảm giá tới mức đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính Nga.

Tờ Telegraph cho rằng, rất hiếm khi đồng tiền của một quốc gia lớn lại mất giá thảm hại như những gì đang diễn ra đối với đồng Rúp, và sự sụt giá này rất có thể sẽ dẫn tới việc Nga phải tung các biện pháp kiểm soát vốn.

“Tình hình đã trở nên mất trật tự. Chẳng có ai mua đồng Rúp. Chúng tôi biết là những nhân vật thân cận với Tổng thống Vladimir Putin đều đang muốn có biện pháp kiểm soát dòng vốn, và chúng tôi không thể loại trừ khả năng này”, ông Lars Christensen thuộc ngân hàng Danske Bank nhận xét.

“Các vấn đề vốn đối với Nga đang tăng mạnh. Chúng tôi cho ràng Nga đang có nguy cơ phải đương đầu với các vấn đề trong hệ thống”, ông Christensen nói thêm.

Hiện một số ngân hàng Nga đã bắt đầu áp hạn chế rút ngoại tệ ở ngưỡng 10.000 USD.

Cách đây 10 hôm, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev nói, các biện pháp kiểm soát vốn sẽ không được áp dụng. Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra với đồng Rúp, các chuyên gia cho rằng, khả năng Moscow tung biện pháp kiểm soát vốn là hoàn toàn có thể.
Nguồn : VnEconomy Online
nhận xét | | Đọc thêm...

"Em rất tốt nhưng anh rất tiếc"

Tranh cãi xung quanh vấn đề Uber không chỉ diễn ra tại Việt Nam mà còn xảy ra ở đa số các nước dịch vụ này có mặt. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia khác nhau thì cách tiếp cận cũng sẽ hoàn toàn khác nhau. Cụ thể ở Việt Nam, Uber đang đối mặt với những vấn đề gì?

Thách thức đối với các hãng taxi

Bất cứ ai đã từng sử dụng dịch vụ của Uber đều có thể xác nhận đây là hình thức rất an toàn, chi phí rẻ hơn và "ngầu" hơn sử dụng taxi; người sử dụng cũng được đối xử thân thiện và trân trọng hơn so với đi taxi truyền thống.

Một số bài báo có thể đặt ra các vấn đề về tính pháp lý của Uber liên quan đến trách nhiệm xử lý các trường hợp mất hoặc để quên đồ đạc trên xe nhưng trên thực tế, việc mất hoặc để quên đồ đạc trên xe thường rất khó được các hãng taxi xử lý thích đáng, còn chưa nói đến một số hiện tượng tài xế taxi cố ý lấy đồ, dàn xếp trộm, cướp của người sử dụng dịch vụ. Còn đối với Uber, chỉ cần có báo cáo từ người dùng, các tài xế sẽ đối mặt với việc mất luôn công việc đó. Với ưu thế về công nghệ, Uber có thể lưu trữ mọi thông tin về chuyến đi, tài xế, hành khách... để đảm bảo an toàn cho các bên.

Thách thức của Uber đối với các hãng taxi là rất rõ ràng: để đảm bảo được sự cạnh tranh, các hãng taxi buộc phải điều chỉnh thái độ phục vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng chăm sóc khách hàng... đồng nghĩa với việc tăng chi phí, giảm lợi nhuận. Đây là một kịch bản khó khăn và khó chấp nhận đối với các hãng taxi hiện nay.

Ứng dụng Uber giúp kết nối người có xe và hành khách có nhu cầu - Ảnh: Reuters


Thách thức đối với chính sách

Sở dĩ Uber có nhiều lợi thế hơn và trở thành mối đe dọa đối với các hãng taxi không phải nằm ở vấn đề công nghệ mà nằm ở mô hình kinh doanh. Uber là giải pháp kết nối giữa những người chủ xe với những người có nhu cầu đi xe. Các xe của Uber không có phù hiệu taxi, không logo, không đồng hồ tính tiền cước như những xe taxi khác và tất nhiên cũng không đóng (hoặc khó cho các cơ quan quản lý tiến hành thu) các loại phí, thuế tương ứng với dịch vụ vận chuyển mà các hãng taxi truyền thống khác phải nộp.

Theo tôi, vấn đề mâu thuẫn lớn nhất không phải nằm ở sự cạnh tranh giữa Uber với các hãng taxi mà là mâu thuẫn giữa sự tiến hóa của các mô hình kinh doanh mới với chính sách quản lý kinh tế hiện tại của Việt Nam. Việc chấp nhận và hợp thức hóa mô hình kinh doanh của Uber đồng nghĩa với hoặc sẽ kéo theo việc chấp nhận nền kinh tế chia sẻ dựa trên các thỏa thuận dân sự mà không có sự giám sát, quản lý và thu phí/thuế của nhà nước. Lúc đó, tất cả các hãng taxi truyền thống sẽ chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng này và nhà nước sẽ mất đi các khoản thuế, phí so với trước đây. Và mô hình này sẽ không chỉ dừng ở dịch vụ taxi mà còn sẽ lan ra các hình thức dịch vụ vận tải khác, hình thức kinh doanh khách sạn mini, thậm chí cả những hình thức thương mại hàng hóa khác...

Kịch bản nào cho Uber tại Việt Nam?

Tuyên bố mới đây của Uber trong một chiến dịch truyền thông kêu gọi sự ủng hộ của người dùng có tên "Tôi chọn Uber" có nội dung như sau:

"Chúng tôi không sở hữu, vận hành xe hoặc thuê tài xế. Nền tảng của chúng tôi chỉ đơn giản là kết nối yêu cầu của hành khách với những công ty vận tải dịch vụ đã được cấp phép. Điều này là hoàn toàn phù hợp với luật giao thông vận tải được công nhận và áp dụng bởi chính quyền địa phương".

Với đoạn được in đậm, chúng ta có thể hiểu được hai hướng như sau:

a. Uber quyết định "nhập gia tùy tục" để được hoạt động tại Việt Nam, từ bỏ mô hình ban đầu là kết nối giữa chủ xe và người có nhu cầu đi xe sang hình thức trung gian giống GrabTaxi và theo đó các xe của Uber cũng sẽ buộc phải "tùy tục" gắn lên mình phù hiệu, logo... rồi cũng sẽ gánh cả các loại thuế/phí như các hãng taxi khác và dần mất đi luôn lợi thế cạnh tranh. Theo cá nhân tôi, điều này rất khó có khả năng xảy ra.

b. Đây chỉ là một phát ngôn nhằm trấn an dư luận. Mô hình kinh doanh của Uber sẽ không bao giờ cho cơ quan quản lý nhà nước biết được xe nào là xe thuộc những công ty vận tại dịch vụ đã được cấp phép và xe nào là xe trực tiếp của cá nhân sở hữu tham gia vào mạng lưới của Uber cũng như tỷ lệ giữa hai loại hình xe này. Đơn cử mới đây, trên báo Dân trí, đại diện của Uber cho biết phía Uber đã ký hợp đồng với khoảng 200 công ty vận tải tại TP.HCM, tuy nhiên, khi phóng viên hỏi cụ thể là đơn vị nào thì ông này từ chối trả lời vì liên quan đến bí mật kinh doanh.

Tóm lại, có thể nói rằng, Uber không phải đối mặt với sự cạnh tranh của các hãng taxi truyền thống như trong truyện dụ ngôn về cấm Uber mới đây được lan truyền trên mạng mà là đối mặt với việc cần phải có một cuộc cách mạng về quản lý kinh tế. Tôi chưa sử dụng dịch vụ của Uber nhưng thông qua bạn bè, tôi có thể tin tưởng rằng dịch vụ của Uber rất tốt. Tuy nhiên, việc Uber xuất hiện ở tại thời điểm này thì có thể nói với Uber rằng: "Anh rất tốt, nhưng em rất tiếc!"
Nguồn : Thanh Niên Online
nhận xét | | Đọc thêm...

Trước khi khởi nghiệp làm giàu, hãy đọc bài viết sau!

Cần phải nhận định rõ những lý do đúng đắn để bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh và xem bạn đã sẵn sàng tiến hành những bước khởi động đầu tiên trên hành trình trở thành doanh nhân.

Ảnh minh họa

Bạn có thể ngồi suy nghĩ về những ý tưởng và khát vọng khởi nghiệp kinh doanh. Cảm hứng tới từ rất nhiều nguồn khác nhau và không phải tất cả lý do đều đủ căn cứ và đúng đắn để theo đuổi tham vọng mở một doanh nghiệp.

Ví dụ, việc buồn chán vì luôn phải trả lời ai đó mọi lúc mọi nơi không phải là lý do đúng đắn để bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh. Bởi sau khi thành lập công ty, bạn vẫn sẽ phải trả lời nhân viên, khách hàng và nhà đầu tư của mình.

Vì vậy, trước khi khởi động những bước đầu tiên, bạn phải biết mình phù hợp với điều gì. Có thể nói, nhận thức chính là bước đầu tiên để theo đuổi một quyết định đúng đắn. 

Giải quyết vấn đề

Bất kể bạn quyết định mở một doanh nghiệp hay không, hãy luôn bắt đầu từ một vấn đề vướng mắc đặc biệt của mọi người hay một điều mà bạn tình cờ biết đến. Không nên khởi nghiệp bởi những tuyên bố nghiên cứu thị trường tiềm năng cho ngành công nghiệp của bạn. 

Hãy tìm hiểu thêm những thử thách nào mà con người đang đối mặt và sau đó xây dựng sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu đó. Gần như các công ty thành công đều xây dựng giải pháp giải quyết vấn đề cho một nhóm người cụ thể. 

Ví dụ, Dropbox giải quyết vấn đề đồng bộ hoá file thông qua hệ thống đa thiết bị. Trong khi đó, WhatApp giải quyết vấn đề tin nhắn không cần trả phí thông qua những nhà sản xuất điện thoại di động.

Chần chừ là công cụ giết chết khởi nghiệp

Bước đầu tiên để bắt đầu khởi nghiệp chính là khởi động. Nếu bạn muốn thành lập một doanh nghiệp hãy bắt tay vào làm ngay lập tức. Nếu không hành động và thực hiện ý tưởng ngay hôm nay, một ai đó sẽ chớp cơ hội và đưa ý tưởng đó vào thị trường trước khi bạn có thể.

Không ý tưởng nào là độc nhất cho đến khi nó được thực thi. Google không phải là công cụ tìm kiếm đầu tiên khi xuất hiện. Có rất nhiều lựa chọn khác, nhưng điều gì làm nên sự khác biệt giữa Google so với các đối thủ, đó là cách thể hiện ý tưởng của họ.

Vào ngày bạn quyết định khởi nghiệp, cũng là lúc bạn phải  lao vào hành động. Không có thời điểm hay khoảnh khắc chính xác nào để mở một doanh nghiệp và bạn sẽ không bao giờ có thể tưởng tượng được những điều có thể xảy ra trước khi bắt đầu bước đầu tiên. 

Thất bại là điều sẽ xảy ra

Khi khởi nghiệp, bạn sẽ bị bao vây bởi thất bại. Thất bại vốn là một bí mật nhỏ của cuộc sống. Thất bại là nơi bạn có thể khám phá ra điểm then chốt có thể khiến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thành công. 

Angry Bird đã từng được thử nghiệm 52 lần trước khi hoàn thành cho Rovio. PayPal trải qua 5 lần thử nghiệm bởi Max Levchin trước khi đạt tới thành công như ngày nay. Vì vậy, hãy cởi mở đón nhận thất bại.

Bạn không thể học lái xe bằng việc đọc sách. Bạn phải cầm lái ít nhất một lần, ngã vài lần và sau đó lại cầm lái tiếp. Chỉ sau những lần như vậy bạn mới có thể lây được sự tự tin và cân bằng tay lái. Đó mới thực sự là những gì khởi nghiệp sẽ diễn ra.

Vốn là nguyên nhân dẫn đến sụp đổ

Điều này đúng với rất nhiều công ty công nghệ. Càng có nhiều tiền khi khởi nghiệp, bạn càng dễ mắc phải sai lầm. Vì vậy, tốt nhất bạn không cần phải có quá nhiều vốn khi khởi nghiệp. Có như vậy bạn mới không mắc phải những sai lầm như thuê số lượng chuyên gia nhiều hơn nhu cầu hay thuê một văn phòng hoành tráng mà hoàn toàn không phù hợp cho những ngày đầu khởi nghiệp.

Nếu bạn muốn mở một công ty sản xuất, hãy tận dụng những nguồn lực mà bạn có từ việc tiết kiệm hay vay mượn bạn bè và gia đình. Có nhiều cách để huy động tiền cho hoạt động sản xuất.

Nếu bạn lên kế hoạch bắt đầu công ty dịch vụ, hãy tìm những khách hàng đầu tiên và sau đó thuê một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. 

Trên đây là cơ sở để tiến hành những bước đầu tiên trên con đường trở thành doanh nhân. Đây thực chất   là khâu dễ dàng nhất, phần khó khăn hơn nằm ở giai đoạn  rời khỏi công việc và bắt tay vào tiến hành những bước đầu tiên. Ngày bạn làm xong được tất cả những việc này, nỗi sợ hãi cũng sẽ qua đi bởi bạn nhận ra rằng không thể ngừng lại được nữa.

Nguồn : Thế Giới Doanh Nhân
nhận xét | | Đọc thêm...

Kinh tế “nửa” thị trường

Đăng bởi : ADMIN on Friday, November 28, 2014 | 10:08 PM

Friday, November 28, 2014

Với 9 lần giảm giá của xăng, 11 lần giảm giá của dầu, mức giảm giá bán lẻ xăng dầu trong nước cũng chỉ mới hơn phân nửa so với mức giảm của giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường Singapore, thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam.
Những diễn biến ở thị trường xăng dầu và sữa, hai mặt hàng thiết yếu trong xã hội, thời gian vừa qua đang cho thấy một điều, dường như chỉ có một nửa thị trường được áp dụng.
Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm một giàn khoan dầu - Ảnh: AFP


Giảm khó

Đầu tiên là thị trường xăng dầu. Hôm 22-11, sau 15 ngày chờ đợi, giá bán lẻ xăng dầu đã được điều chỉnh giảm lần thứ hai kể từ khi áp dụng nghị định mới về kinh doanh xăng dầu, ngày 1-11. Mức giảm lần này khá lớn, 1.140 đồng/lít xăng; 560 đồng/lít dầu diesel và 450 đồng/lít dầu hỏa. Vậy nhưng, cộng với 9 lần giảm giá của xăng, 11 lần giảm giá của dầu, mức giảm giá bán lẻ xăng dầu trong nước cũng chỉ mới hơn phân nửa so với mức giảm của giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường Singapore, thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam.

Các con số nói rõ điều này. Từ đầu năm đến 23-11, xăng RON92 đã giảm giá 16,3%; dầu diesel giảm 18,8% còn dầu hỏa giảm 14,1%. Trong khi đó, giá xăng Mogas 92 tại Singapore từ đầu năm đến nay đã giảm 27,2%; dầu DO 0,05S giảm 26,03% và dầu hỏa giảm 24,7% (xem thêm bảng).

Việc giá xăng dầu trong nước không bám sát giá thế giới, đặc biệt là khi giá giảm, là do quy định của Nhà nước (trước đây là Nghị định 84 và nay là Nghị định 83/2014) liên quan đến việc xác định giá cơ sở.

Theo Nghị định 83/2014, thời gian giữa hai lần giảm giá là 15 ngày và trong suốt thời gian đó, doanh nghiệp đầu mối vẫn thu lãi (chưa kể lợi nhuận định mức 300 đồng/lít đã được tính sẵn trong giá bán). Điều đó cũng đồng nghĩa với việc người tiêu dùng phải mua hàng giá cao trong khi giá thành phẩm liên tục giảm.

Quy định hiện hành cũng cho phép từng doanh nghiệp xăng dầu đầu mối giảm giá bán lẻ xăng dầu để cạnh tranh, nhưng thời điểm thì theo công bố của liên bộ Công Thương - Tài chính (thông qua tổ liên ngành điều hành xăng dầu). Và tổ này bình quân 15 ngày mới công bố thông tin giá cơ sở một lần. Vậy nên, các doanh nghiệp đầu mối cứ... chờ.

Đó là chưa kể, như chia sẻ của lãnh đạo một đầu mối, dù muốn “giảm cho rồi để dễ tiêu thụ, đại lý không phải nhấp nhổm và lấy hàng nhỏ giọt” nhưng không thể vì còn phải chờ động thái của “anh cả” Petrolimex, đầu mối đang chiếm gần 50% thị phần. Chờ “anh cả” không chỉ vì sợ không đủ hàng bán mà còn vì em út không dám qua mặt. Cuối cùng, dù giá cơ sở đã được tính bằng giá bình quân 15 ngày của giá thế giới nhưng với quy cách kể trên, thời gian giãn cách giữa hai lần giảm lại kéo dài (hơn năm ngày so với trước đây) khiến người tiêu dùng thiệt thòi còn doanh nghiệp đầu mối hưởng lợi.



Ở thị trường sữa, chuyện giảm giá cũng đang được nhắc đến. Nguyên nhân là giá sữa nguyên liệu đã được nhiều cơ quan thống kê là giảm khá mạnh. Bộ Tài chính, cơ quan đầu mối trong việc quản lý giá sữa bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi cũng xác nhận, giá một số loại nguyên liệu sữa (sữa bột gầy và sữa bột nguyên kem) có xu hướng giảm trong vài tháng gần đây tại thị trường Tây Âu và châu Úc. Tuy nhiên, bộ này cho rằng, giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi trong nước chưa giảm do sữa nguyên liệu chỉ là một trong số các yếu tố hình thành nên giá sữa thành phẩm và giá sữa thành phẩm nhập khẩu về qua số liệu hải quan cho thấy không biến động. Dù lý giải như vậy nhưng sau đó, lãnh đạo bộ này lại ký quyết định thành lập ba đoàn kiểm tra tình hình triển khai bình ổn giá sữa ở ba miền Bắc, Trung và Nam

Trao đổi với TBKTSG Onlilne , trưởng phòng truyền thông một hãng sữa nước ngoài cho biết, ngoài những thông tin như Bộ Tài chính công bố, còn có những lý do khiến doanh nghiệp sữa nhập khẩu sữa thành phẩm không thể giảm giá bán lúc này. Thứ nhất, họ “chưa hoàn hồn” với lần giảm giá hồi tháng 6 theo quyết định áp giá trần của cơ quan quản lý, bây giờ giảm giá nữa thì “vô lý” vì sữa nguyên liệu chỉ chiếm 40% cơ cấu của sữa thành phẩm. Thứ hai, quan trọng hơn là những doanh nghiệp dẫn dắt thị trường chưa có động thái gì thì doanh nghiệp thị phần nhỏ không thể làm. Thứ ba, giảm giá có thể mất thị phần khi không ít người tiêu dùng Việt Nam có tâm lý khi giá sữa thấp, giảm giá thì lại nghi ngờ chất lượng, giá càng cao thì càng thích mua!


Lỗi của cơ quan điều hành

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận xét, doanh nghiệp sẽ không bao giờ tự tước bỏ quyền lợi của mình để giảm giá bán cho người tiêu dùng. Để tình trạng tăng dễ, giảm khó ở các mặt hàng thiết yếu là xăng dầu và sữa là do lỗi quản lý.

Ở thị trường xăng dầu, theo ông Long, vấn đề bất cập nằm ở cơ chế nửa vời hiện nay, vừa thị trường, vừa Nhà nước quản lý. Ông Long cho rằng, không có một nước nào lại duy trì việc định giá theo ba mức (khi giá đầu vào tăng dưới 3%, từ 3-7%, trên 7%) mà trong đó, vừa cho doanh nghiệp tự quyết định, vừa có Nhà nước điều tiết như thị trường xăng dầu Việt Nam. Chưa hết, Nhà nước lại cho doanh nghiệp tự định giá khi thị trường vẫn còn doanh nghiệp giữ vai trò thống lĩnh (là Petrolimex với thị phần 47,8%). Cơ chế đó đã và đang giúp doanh nghiệp tăng giá nhanh nhưng giảm chậm. Và trong thời gian qua, khi giá thế giới giảm liên tục, việc chậm trễ giảm giá giúp doanh nghiệp đầu mối lời to khi mỗi ngày, theo ông Long, có 38 triệu lít xăng dầu được bán ra trên cả nước. “Lãi lớn đến chừng nào?”, ông Long nhận xét.

Bên cạnh đó, theo ông Long, giao quyền cho Tổ liên ngành điều hành giá xăng dầu (do Bộ Công Thương và Tài chính lập ra) với nhiều thành phần, mang “cơ chế mặt trận”, mỗi tháng họp đôi lần cũng là nguyên nhân khiến việc điều hành giá trong thời gian qua chậm trễ, chưa bám sát diễn biến giá thế giới. Không chỉ vậy, cơ quan chịu trách nhiệm chính lại là cơ quan không chuyên về giá. “Như thế là đã không đúng với tinh thần cải cách hành chính mà Việt Nam đang thúc đẩy”, ông Long nói.

Ở mặt hàng sữa, ông Long cũng cho rằng lỗi chính cũng là của cơ quan quản lý. Bởi lẽ, Bộ Tài chính đã dùng công cụ là áp giá trần để quản lý. Giá trần này không cố định mà luôn động. Khi đầu vào tăng thì phải điều chỉnh tăng và ngược lại. Theo ông, thời gian qua, cơ quan quản lý chưa tính được giá thực của các sản phẩm mà chỉ dựa vào báo cáo của doanh nghiệp.

Đại diện doanh nghiệp sữa nước ngoài kể trên thì phản ứng, trong trường hợp lần này, cơ quan quản lý cần để ý đến những doanh nghiệp đang thực sự hưởng lợi từ việc sữa nguyên liệu giảm giá. Bởi trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm có 100% thành phần là sữa nguyên liệu nhập khẩu. “Đây chính là những sản phẩm cần giảm giá”, vị này nói.

Nguồn : TBKTSG Online
nhận xét | | Đọc thêm...

Giá dầu giảm còn 66 đô-la/thùng, đâu là điểm dừng?

Giá dầu thô tiếp tục giảm mạnh, giảm đến 10% trong ngày hôm qua trên thị trường Mỹ, xuống còn 66,15 đô-la Mỹ/thùng. Hôm thứ Năm giá dầu cũng đã giảm 6,7% xuống còn 72,58 đô-la Mỹ/thùng.
Vì sao OPEC không giảm sản lượng?

Arab Saudi – nước xuất khẩu 1/3 tổng sản lượng của OPEC và có tiếng nói quyết định trong tổ chức này – luôn chống lại yêu câu giảm sản lượng vì nhiều lý do. Một là, các nước kêu gọi giảm sản lượng như Iran và Venezuela đều không có khả năng cắt giảm sản lượng vì ngân sách của họ phụ thuộc nặng nề vào nguồn thu từ dầu mỏ. Hai là, chưa có gì đảm bảo rằng OPEC giảm sản lượng thì giá dầu sẽ tăng và ba là, OPEC giảm sản lượng thì các nước sản xuất dầu khác như Mỹ, Nga sẽ gia tăng và hậu quả là OPEC sẽ mất thị phần vào tay các đối thủ .

Giá dầu giảm mạnh trong hai ngày qua là hệ quả trực tiếp khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) quyết định duy trì mức sản lượng 30 triệu thùng/ngày. OPEC quyết không nhường thị phần cho các nước sản xuất dầu cạnh tranh cho thấy một cuộc chiến tranh giá dầu đã bắt đầu mà chưa biết đến lúc nào sẽ dừng lại.

Tại hội nghị thường niên hôm qua ở Vienna, Áo, 12 nước thành viên OPEC đã quyết định giữ nguyên sản lượng bất chấp giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm qua và lời kêu gọi của một số thành viên muốn giảm sản lượng để chặn đứng đà giảm giá này. “Chúng tôi sẽ sản xuất 30 triệu thùng dầu mỗi ngày trong vòng 6 tháng tới và chúng tôi sẽ theo dõi xem thị trường phản ứng như thế nào”, Tổng thư ký OPEC Abdalla El-Badri nói với báo chí sau khi kết thúc hội nghị.

Trong tháng 11, OPEC sản xuất mỗi ngày 30,56 triệu thùng dầu, vượt quá tổng sản lượng tối đa được quy định là 30 triệu thùng/ngày.

Tuy OPEC không tăng sản lượng nhiều trong suốt 34 tháng qua, song nguồn cung dầu thế giới lại tăng mạnh nhờ sự gia tăng sản lượng dầu sản xuất từ đá phiến (shale oil) của Mỹ. Theo Bloomberg, sản lượng dầu của Mỹ đang khiến nguồn cung dầu thế giới bị thặng dư khoảng 2 triệu thùng mỗi ngày – và đây là lý do chính khiến giá dầu tụt giảm mạnh.

Mỹ từng là nước nhập khẩu nhiều dầu mỏ nhất từ OPEC. Hiện Mỹ vẫn còn là nước “nhập khẩu ròng” về dầu mỏ song theo The New York Times, sản lượng dầu mỏ nội địa của Mỹ đã tăng tới 70% trong sáu năm qua, hiện ở mức 9 triệu thùng/ngày, cao nhất kể từ năm 1983, và mỗi năm lại tăng thêm 1 triệu thùng/ngày.

Khai thác dầu từ các lớp đá nằm sâu dưới lòng đất bang California, Mỹ. Ảnh New York Times


Nhờ sản lượng dầu nội địa tăng, Mỹ đã giảm nhập khẩu và bớt phụ thuộc vào nguồn dầu khí nước ngoài. Năm ngoái lượng dầu nhập khẩu của Mỹ đã giảm hơn một nửa so với trước. Điều đó buộc OPEC phải tìm cách thay thế thị trường Mỹ bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc và các nền kinh tế châu Á, dẫn tới những rạn nứt trong nội bộ của tổ chức này.

Sau quyết định giữ nguyên sản lượng của OPEC, giá dầu giảm mạnh trong hai ngày qua so với mức giá đỉnh trong năm nay là 115,71 đô la Mỹ/thùng đạt được hồi tháng 6-2014. Giá dầu giảm mạnh kéo theo giá cổ phiếu các tập đoàn dầu khí. Trong phiên giao dịch cuối tuần hôm nay tại sàn chứng khoán New York, giá cổ phiếu của Exxon Mobil Corp. và Chevron Corp. đều giảm hơn 4%.

Quyết định không giảm sản lượng của OPEC được các nhà quan sát coi như dấu hiệu cho thấy vai trò thống trị thị trường dầu mỏ đã không còn thuộc về OPEC nữa. “Chúng ta đang bước vào một thời kỳ mới về giá dầu, nguồn cung dầu sẽ do chính thị trường quyết định chứ không phụ thuộc vào Arab Saudi hay OPEC nữa. Thị trường sẽ thay đổi trong nhiều năm sắp tới”, Mike Wittner, trưởng bộ phận nghiên cứu dầu khí của Ngân hàng Societe Generale nhận xét.

Quyết định giữ nguyên sản lượng, OPEC muốn sử dụng biện pháp đẩy giá dầu giảm sâu để loại khỏi thị trường các nhà sản xuất dầu từ đá phiến của Mỹ - một công nghệ khai thác dầu mới có giá thành cao hơn so với cách khai thác dầu truyền thống ở các nước OPEC – và gây khó khăn cho những tập đoàn dầu khí tư nhân chuyên khai thác dầu khí ngoài biển sâu.

Chi phí sản xuất bình quân trong khối OPEC là 30 đô la Mỹ/thùng dầu, trong khi đối với khai thác dầu đá phiến và các mỏ dầu ngoài khơi giá dầu phải đạt 80 đô la/thùng trở lên mới có lãi. OPEC hy vọng kéo dài tình trạng giá dầu giảm sẽ “nghiền nát” ngành dầu khí của Mỹ, buộc các đối thủ này phải rời bỏ cuộc chơi, trả lại thị phần cho OPEC.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, mục tiêu đó của OPEC không phải dễ đạt được. Trước mắt giá dầu giảm giúp người tiêu dùng Mỹ giảm chi phí đổ xăng (hiện giá xăng ô tô ở Mỹ là 2,79 đô la/gallon, giảm một nửa so với cùng kỳ năm ngoái), từ đó làm tăng sức mua, giảm lạm phát, giảm thâm hụt thương mại của Mỹ và củng cố niềm tin tiêu dùng của người dân.

Mặt trái của vấn đề là giá dầu giảm đang gây khó khăn cho nhiều quốc gia, cả trong và ngoài OPEC, đang dựa nhiều vào nguồn tiền sinh ra từ dầu mỏ. Theo tính toán của Bloomberg, giá dầu hiện ở dưới mức mà 9 trong 12 nước thành viên OPEC cần để cân bằng ngân sách quốc gia, và nếu giá dầu tiếp tục giảm sâu, một số nước sẽ lâm vào tình trạng khốn khó.

Ở Venezuela chẳng hạn, thu nhập từ dầu mỏ đã giảm 35%, theo lời của Tổng thống Nicolas Maduro nói trên truyền hình hôm 19-11. Nigeria thì vừa tăng lãi suất lần đầu tiên trong 3 năm qua và phá giá đồng bạc trong lúc chính phủ đặt mục tiêu cắt giảm chi tiêu công 6% trong năm tới, theo Bộ trưởng Tài chính Nigeria Ngozi Okonjo-Iweala. Bên ngoài OPEC, kinh tế Nga cũng bị thiệt hại hàng trăm tỷ đô la trong năm nay do giá dầu giảm.

Theo các nhà phân tích của Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs, giá dầu sẽ còn giảm tiếp cho đến khi nào mức giá thấp buộc các nhà sản xuất dầu của Mỹ phải giảm sản lượng. Tổ chức Năng lượng quốc tế IEA cho rằng, mức “đáy” của giá dầu là 42 đô la Mỹ/thùng, song nhiều nhà phân tích chưa đồng ý như vậy. Chỉ có một điều chắc chắn rằng trật tự của thị trường dầu mỏ đã thay đổi, quyền chi phối thị trường không còn phụ thuộc chủ yếu vào các nước sản xuất dầu kiểu truyền thống OPEC nữa mà thuộc về người nắm được công nghệ mới, tiên tiến hơn.

Nguồn : TBKTSG Online
nhận xét | | Đọc thêm...

VỤ “TIỀN GỬI TIẾT KIỆM BỐC HƠI SAU 30 NĂM”: VietinBank trả 4.835 đồng, có người muốn mua gấp 1.000 lần

Hàng ngàn bạn đọc đã có ý kiến vụ VietinBank thông báo số tiền gốc và lãi khoản tiền gửi tiết kiệm gần 30 năm của bà Lê Thị Bích Thủy là 4.835 đồng. 

Sau khi VietinBank thông báo số tiền gốc và lãi khoản tiền gửi tiết kiệm gần 30 năm của bà Lê Thị Bích Thủy là 4.835 đồng dù giá trị ban đầu tương đương 2 chỉ vàng, đã có hàng ngàn ý kiến bạn đọc chia sẻ với chủ nhân cuốn sổ tiết kiệm trên.

Một số ý kiến cho rằng ngân hàng đã làm đúng trách nhiệm khi đã lục lại dữ liệu và tính cả gốc lẫn lãi quyển sổ tiết kiệm có thời gian hơn 30 năm của bà Thủy.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng số tiền nhận lại quá ít ỏi và đề nghị bà Thủy nên bán đấu giá hoặc chuyển nhượng cho những người muốn sở hữu nó với giá cao hơn chứ không nên đem đi tất toán.

Bạn đọc Khánh Hòa (hoank90@...) cho biết sẵn sàng mua cuốn sổ với giá gấp 1.000 lần tương đương 4.385.000 đồng. Bạn đọc Nguyễn Phúc (banqlda.licogi19@...) cũng muốn có cuốn sổ tiết kiệm này để bổ sung bộ sưu tập kỷ vật thời bao cấp của mình. Không nói mức giá cụ thể nhưng bạn đọc Dương Thanh Hiền (ngocbichspano2@...) nói sẵn sàng mua với một “giá đẹp”.

Hai cuốn sổ tiết kiệm từ năm 1983 của bà Lê Thị Bích Thủy - Ảnh: T.T.D.


Tất cả ý kiến đều cảm thông với số tiền bà Thủy nhận được. Trước thông tin trên, trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 28-11, bà Thủy cho biết sẽ cân nhắc lại việc tất toán và sẵn sàng chuyển nhượng lại cuốn sổ cho những ai có nhu cầu sở hữu nó.

Trong khi đó, không ít bạn đọc cho biết trong gia đình cũng đang giữ những cuốn sổ tiết kiệm có thời gian gửi lâu năm hoặc công trái chính phủ nhưng không biết liệu có được ngân hàng xử lý.

Chị Võ Thị Thanh Tùng (tung9902993@...) cho biết: “Ngày 22-8-1990 mẹ tôi (nay đã mất) có gửi 10.000 đồng vào Hợp tác xã tín dụng Tân Định, Q.1 (thuộc Ngân hàng Nhà nước VN khu vực 1). Bây giờ tôi có được nhận số tiền này và có được tính lãi suất theo thời gian hay không? Nếu được nhận, chúng tôi sẽ liên hệ ngân hàng nào?”.

Trước đó, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hoàng Minh - phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM - cho biết từ năm 1988 trở đi, những hồ sơ của khách hàng ở quỹ tiết kiệm thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh cấp quận thì được bàn giao sang VietinBank, nếu khoản tiền gửi ở cấp huyện thì giao Agribank xử lý.

Chẳng hạn trường hợp của bà Thủy, khoản tiền gửi ở Quỹ tiết kiệm chi nhánh Bà Chiểu nên được giao VietinBank. Người dân gửi tiền ở đâu thì liên hệ trực tiếp ngân hàng đó để tra cứu, tất toán sổ tiền gửi một cách thuận lợi.

Nguồn : Báo Tuổi Trẻ
nhận xét | | Đọc thêm...

Thay đổi diện mạo phòng ngủ bằng giấy dán tường

Đăng bởi : ADMIN on Thursday, November 27, 2014 | 11:51 PM

Thursday, November 27, 2014

Giấy dán tường phong phú về họa tiết, màu sắc, là cách đơn giản nhất để làm mới phòng ngủ gia đình.



Họa tiết trên bức giấy dán tường được thiết kế nhẹ nhàng làm nổi bật nội thất gỗ trong căn phòng.



Giấy dán tường họa tiết hoa lãng mạn kiểu Pháp giúp căn phòng các cô gái mang vẻ vintage đáng yêu.Họa tiết đỏ và trắng từ bức tường giúp nội thất căn phòng bừng sáng. Khi chọn giấy dán tường, ngoài yếu tố thẩm mỹ, các gia đình nên lưu ý đến chất liệu giấy để tường phòng ngủ được bền, đẹp.



Giấy dán tường họa tiết hoa lãng mạn giúp căn phòng các cô gái mang vẻ vintage đáng yêu.



Không chọn một kiểu giấy quá nổi bật hoặc mờ nhạt so với nội thất căn phòng, các nhà thiết kế nội thất khuyên gia chủ hãy chọn giấy dán tường màu nhã nhặn, họa tiết hình hoa có thể hỗ trợ, làm tôn lên nội thất.



Bức tường họa tiết hình hoa nở rộ trên nền tường màu xanh mát dịu pastel hài hòa với màu của nội thất phòng.



Sự kết hợp hài hòa giữa phong cách cổ điển và hiện đại.



Họa tiết hoa văn tinh tế trên nền màu tím nhạt mang đến sự ngọt ngào và sang trọng cho phòng ngủ.

Nguồn : http://tuonghoa.com/thay-doi-dien-mao-phong-ngu-bang-giay-dan-tuong.htm
nhận xét | | Đọc thêm...

Giá dầu hạ chóng mặt sau quyết định của OPEC

Đồng Rúp của Nga xuống mức thấp chưa từng có so với đồng Euro và gần thấp nhất trong lịch sử so với đồng USD...Giá dầu thô thế giới lao dốc mạnh sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) trong cuộc họp hôm qua (27/11) tại Vienna, Áo tuyên bố không cắt giảm sản lượng bất chấp tình trạng dư thừa nguồn cung “vàng đen” toàn cầu.



Giá dầu thô thế giới lao dốc mạnh sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) trong cuộc họp hôm qua (27/11) tại Vienna, Áo tuyên bố không cắt giảm sản lượng bất chấp tình trạng dư thừa nguồn cung “vàng đen” toàn cầu.

Các nước thành viên nghèo hơn trong OPEC như Venezuela đã lên tiếng kêu gọi cắt giảm sản lượng dầu nhằm chặn đà giảm liên tục của giá dầu trong mấy tháng trở lại đây. Tuy nhiên, quốc gia quyền lực nhất trong nhóm này là Saudi Arabia đã không chấp nhận những lời kêu gọi như vậy.

Từ trước khi cuộc họp của OPEC diễn ra, giá dầu đã chịu áp lực giảm mạnh do thị trường đã lường trước về khả năng tổ chức này không cắt giảm sản lượng khai thác. Tuy vậy, sau khi OPEC công bố kết quả cuộc họp, giá dầu thậm chí còn giảm với tốc độ mạnh hơn nữa.

Tại thị trường London, giá dầu thô Brent giao tháng 1/2015 có thời điểm giảm 5,17 USD/thùng, tương đương mức giảm 6,7%, còn 72,58 USD/thùng. Lúc đóng cửa, giá dầu Brent dừng ở 72,82 USD/thùng.

Tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 1/2015 giao dịch điện tử có lúc sụt 6,9%, còn 68,59 USD/thùng. Đây là phiên giảm mạnh nhất của giá dầu kể từ năm 2011, đồng thời đánh dấu lần đầu tiên sau hơn 4 năm giá dầu tại thị trường New York tụt dưới mốc 70 USD/thùng.

Giới phân tích dự báo, giá dầu còn có thể giảm sâu hơn.

“Thị trường còn chưa tin mức giá dầu hiện tại đã đủ thấp để kéo sản lượng dầu của Mỹ tăng trưởng chậm lại. Bởi thế, trong ngắn hạn, chúng tôi dự báo giá dầu Brent sẽ giảm dưới 70 USD/thùng và giá dầu thô ngọt nhẹ còn giảm sâu hơn”, các nhà phân tích của Barclays nhận xét.

OPEC, tổ chức gồm 12 thành viên chiếm 1/3 sản lượng dầu của thế giới, đã quyết định trong cuộc họp ở Vienna là sẽ duy trì mục tiêu sản lượng 30 triệu thùng dầu mỗi ngày. Hiện tại, OPEC đang sản xuất nhiều hơn mức sản lượng mục tiêu này, nên quyết định trên đồng nghĩa với việc nhóm sẽ cắt giảm khoảng 300.000 thùng dầu trong sản lượng mỗi ngày. Mức cắt giảm như vậy là nhỏ bé để có thể tác động tới tương quan cung-cầu hiện tại.

Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Saudi Arabia, ông Ali al-Naimi, trong cuộc họp của OPEC tại Vienna, Áo ngày 27/11 - Ảnh: AP/WSJ.


Trước khi cuộc họp của OPEC diễn ra, giới phân tích cho rằng, nhóm này cần cắt giảm 1-1,5 triệu thùng dầu/ngày nếu muốn hỗ trợ giá dầu. Từ đầu mùa hè tới nay, giá dầu thế giới đã giảm hơn 30%.

Giá dầu giảm là một thông tin tốt lành đối với người tiêu dùng ở các quốc gia như Mỹ và châu Âu, nhất là vào thời điểm mùa mua sắm cuối năm đang tới gần. Giá bán lẻ xăng trung bình toàn quốc ở Mỹ hiện ở mức thấp nhất trong 4 năm là 2,8 USD/gallon, từ mức 3,68 USD/gallon hồi cuối tháng 6.

Theo tính toán của ngân hàng Goldman Sachs, việc giá xăng giảm trong 6 tháng qua tương đương mức giảm thuế 75 tỷ USD cho người tiêu dùng Mỹ.

 Tuy nhiên, đối với các quốc giá xuất khẩu dầu, đây đang là một vấn đề gây lo ngại.

Nga được xem là quốc gia thiệt hại nhiều nhất từ xu hướng hiện nay của giá dầu. Giá “vàng đen” lao dốc bị coi là “họa vô đơn chí” đối với Nga trong bối cảnh nền kinh tế nước này bị các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine đẩy tới bờ vực suy thoái. 

Thông tin giá dầu hôm qua đã đẩy đồng Rúp của Nga xuống mức thấp chưa từng có so với đồng Euro và gần thấp nhất trong lịch sử so với đồng USD.

Venezuela cũng là một quốc gia chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi giá dầu giảm. Nền kinh tế quốc gia Nam Mỹ này đang rơi vào tình trạng kiệt quệ do sự yếu kém trong cách thức quản lý của Chính phủ cộng thêm nguồn thu từ xuất khẩu dầu sa sút. Một số nguồn tin cho hay, cuộc họp của OPEC hôm qua kéo dài hơn dự kiến vì tranh cãi giữa Venezuela với các nước vùng Vịnh về vấn đề sản lượng.

Theo tờ Wall Street Journal, trong số các thành viên của OPEC, chỉ có Qatar và Kuwait là có khả năng cân bằng ngân sách năm 2015 với mức giá dầu hiện nay. Các nước của khối này đã quen với mức giá dầu trên 100 USD/thùng trong hầu hết thời gian từ đầu năm 2011 tới nay.

Cổ phiếu của các công ty dầu lửa lớn tại thị trường châu Âu cũng lao dốc mạnh trong phiên hôm qua, trong đó cổ phiếu của Royal Dutch Shell giảm 4,3%, cổ phiếu Total giảm 4,1%, và cổ phiếu BP giảm 2,7%. Thị trường Mỹ đêm qua đóng cửa nghỉ lễ Tạ ơn.

Có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc OPEC không cắt giảm sản lượng dầu. 

Tờ Business Week cách đây ít lâu có một bài viết cho rằng khối này đang chuẩn bị cho một “cuộc chiến giá dầu” trong bối cảnh Mỹ đang vươn lên thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới nhờ sản lượng dầu đá phiến tăng mạnh. Theo một số chuyên gia, OPEC muốn giữ giá dầu thấp để giữ khách hàng, duy trì thị phần.

Tuy vậy, cũng có ý kiến cho rằng, OPEC đang hành động khôn ngoan vì giá dầu giảm sẽ giúp nền kinh tế các nước tiêu thụ dầu hồi phục tốt. Một khi nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng tích cực, giá dầu sẽ tự động tăng lên.

Nguồn : Giá dầu thô thế giới lao dốc mạnh sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) trong cuộc họp hôm qua (27/11) tại Vienna, Áo tuyên bố không cắt giảm sản lượng bất chấp tình trạng dư thừa nguồn cung “vàng đen” toàn cầu.

Các nước thành viên nghèo hơn trong OPEC như Venezuela đã lên tiếng kêu gọi cắt giảm sản lượng dầu nhằm chặn đà giảm liên tục của giá dầu trong mấy tháng trở lại đây. Tuy nhiên, quốc gia quyền lực nhất trong nhóm này là Saudi Arabia đã không chấp nhận những lời kêu gọi như vậy.

Từ trước khi cuộc họp của OPEC diễn ra, giá dầu đã chịu áp lực giảm mạnh do thị trường đã lường trước về khả năng tổ chức này không cắt giảm sản lượng khai thác. Tuy vậy, sau khi OPEC công bố kết quả cuộc họp, giá dầu thậm chí còn giảm với tốc độ mạnh hơn nữa.

Tại thị trường London, giá dầu thô Brent giao tháng 1/2015 có thời điểm giảm 5,17 USD/thùng, tương đương mức giảm 6,7%, còn 72,58 USD/thùng. Lúc đóng cửa, giá dầu Brent dừng ở 72,82 USD/thùng.

Tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 1/2015 giao dịch điện tử có lúc sụt 6,9%, còn 68,59 USD/thùng. Đây là phiên giảm mạnh nhất của giá dầu kể từ năm 2011, đồng thời đánh dấu lần đầu tiên sau hơn 4 năm giá dầu tại thị trường New York tụt dưới mốc 70 USD/thùng.

Giới phân tích dự báo, giá dầu còn có thể giảm sâu hơn.

“Thị trường còn chưa tin mức giá dầu hiện tại đã đủ thấp để kéo sản lượng dầu của Mỹ tăng trưởng chậm lại. Bởi thế, trong ngắn hạn, chúng tôi dự báo giá dầu Brent sẽ giảm dưới 70 USD/thùng và giá dầu thô ngọt nhẹ còn giảm sâu hơn”, các nhà phân tích của Barclays nhận xét.

OPEC, tổ chức gồm 12 thành viên chiếm 1/3 sản lượng dầu của thế giới, đã quyết định trong cuộc họp ở Vienna là sẽ duy trì mục tiêu sản lượng 30 triệu thùng dầu mỗi ngày. Hiện tại, OPEC đang sản xuất nhiều hơn mức sản lượng mục tiêu này, nên quyết định trên đồng nghĩa với việc nhóm sẽ cắt giảm khoảng 300.000 thùng dầu trong sản lượng mỗi ngày. Mức cắt giảm như vậy là nhỏ bé để có thể tác động tới tương quan cung-cầu hiện tại.

Trước khi cuộc họp của OPEC diễn ra, giới phân tích cho rằng, nhóm này cần cắt giảm 1-1,5 triệu thùng dầu/ngày nếu muốn hỗ trợ giá dầu. Từ đầu mùa hè tới nay, giá dầu thế giới đã giảm hơn 30%.

Giá dầu giảm là một thông tin tốt lành đối với người tiêu dùng ở các quốc gia như Mỹ và châu Âu, nhất là vào thời điểm mùa mua sắm cuối năm đang tới gần. Giá bán lẻ xăng trung bình toàn quốc ở Mỹ hiện ở mức thấp nhất trong 4 năm là 2,8 USD/gallon, từ mức 3,68 USD/gallon hồi cuối tháng 6.

Theo tính toán của ngân hàng Goldman Sachs, việc giá xăng giảm trong 6 tháng qua tương đương mức giảm thuế 75 tỷ USD cho người tiêu dùng Mỹ.

 Tuy nhiên, đối với các quốc giá xuất khẩu dầu, đây đang là một vấn đề gây lo ngại.

Nga được xem là quốc gia thiệt hại nhiều nhất từ xu hướng hiện nay của giá dầu. Giá “vàng đen” lao dốc bị coi là “họa vô đơn chí” đối với Nga trong bối cảnh nền kinh tế nước này bị các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine đẩy tới bờ vực suy thoái. 

Thông tin giá dầu hôm qua đã đẩy đồng Rúp của Nga xuống mức thấp chưa từng có so với đồng Euro và gần thấp nhất trong lịch sử so với đồng USD.

Venezuela cũng là một quốc gia chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi giá dầu giảm. Nền kinh tế quốc gia Nam Mỹ này đang rơi vào tình trạng kiệt quệ do sự yếu kém trong cách thức quản lý của Chính phủ cộng thêm nguồn thu từ xuất khẩu dầu sa sút. Một số nguồn tin cho hay, cuộc họp của OPEC hôm qua kéo dài hơn dự kiến vì tranh cãi giữa Venezuela với các nước vùng Vịnh về vấn đề sản lượng.

Theo tờ Wall Street Journal, trong số các thành viên của OPEC, chỉ có Qatar và Kuwait là có khả năng cân bằng ngân sách năm 2015 với mức giá dầu hiện nay. Các nước của khối này đã quen với mức giá dầu trên 100 USD/thùng trong hầu hết thời gian từ đầu năm 2011 tới nay.

Cổ phiếu của các công ty dầu lửa lớn tại thị trường châu Âu cũng lao dốc mạnh trong phiên hôm qua, trong đó cổ phiếu của Royal Dutch Shell giảm 4,3%, cổ phiếu Total giảm 4,1%, và cổ phiếu BP giảm 2,7%. Thị trường Mỹ đêm qua đóng cửa nghỉ lễ Tạ ơn.

Có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc OPEC không cắt giảm sản lượng dầu. 

Tờ Business Week cách đây ít lâu có một bài viết cho rằng khối này đang chuẩn bị cho một “cuộc chiến giá dầu” trong bối cảnh Mỹ đang vươn lên thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới nhờ sản lượng dầu đá phiến tăng mạnh. Theo một số chuyên gia, OPEC muốn giữ giá dầu thấp để giữ khách hàng, duy trì thị phần.

Tuy vậy, cũng có ý kiến cho rằng, OPEC đang hành động khôn ngoan vì giá dầu giảm sẽ giúp nền kinh tế các nước tiêu thụ dầu hồi phục tốt. Một khi nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng tích cực, giá dầu sẽ tự động tăng lên.


Nguồn : VnEconomy
nhận xét | | Đọc thêm...

Phương pháp dán giấy

Đăng bởi : ADMIN on Tuesday, November 25, 2014 | 11:33 PM

Tuesday, November 25, 2014

Bạn có thể tự dán giấy cho tường nhà bạn một cách dễ dàng và đơn giản nhờ những kinh nghiệm sau
Giấy dán tường hiện không còn là mới lạ đối với người tiêu dùng Việt Nam. Những người khéo tay có thể tự mua giấy về dán được những bức tường đẹp nếu làm theo những kinh nghiệm sau:

  
1. Chọn đúng chủng loại giấy
   
Trên thị trường có hàng chục, thậm chí hàng trăm loại giấy khác nhau. Điều quan trọng là bạn chọn được đúng chủng loại giấy hợp với phong cách, nhu cầu và điều kiện sử dụng của bạn.

Ngoài loại giấy dán thông thường, còn có loại giấy vinyl có khả năng chịu thời tiết rất tốt, thích hợp với điều kiện nóng ẩm của các nước nhiệt đới

2. Chọn đúng loại hồ dán
  
Khi chọn hồ dán bạn cần lưu ý nhất là môi trường và độ ẩm của nhà mình. Với loại giấy dán thường cần chọn loại hồ chống nấm mốc tôt, còn với giấy vinyl thì lại cần loại đặc chủng cho loại vật liệu này.
  
3. Làm tròn số đo
  
Số đo cho giấy dán tường bao giờ cũng được làm tròn lên, thông thường nên mua dư so với diện tích cần dán từ 2 đến 4 cuộn. Khi có dư dả giấy, bạn có thể yên tâm ghép nối sao cho thật đẹp.
  
4. Căn cho thật chuẩn
  
Dùng li-vô căn mép trên của giấy cho thật đều, nếu cần dùng bút chì để kẻ một đường thẳng ngang làm dấu. Bạn sẽ không sợ bị lệch khi có đường kẻ này.
  
5. Chuẩn bị tường thật phẳng
  
Bề mặt tường phẳng, nhãn và không bám dầu mỡ là điều kiện cần để có một bức tường đẹp. Trong trường hợp cần tiết có thể dùng giấy ráp để mài nhẵn và dùng dung dịch tẩy rửa.
  
6. Xác định đúng vị trí bắt đầu



Điểm bắt đầu cũng chính là điểm kết thúc và thường sẽ có mép nối hoa văn không trùng nhau, vì vậy nên chọn vào những nơi không thấy rõ như các góc xa hoặc những điểm sẽ đặt tủ tường.

7. Sử dụng dao xén thật sắc




Những con dao xén giấy khi bị cùn sẽ tạo nên những đường cắt nham nhở không đẹp mắt, vì vậy nên thay lưỡi dao thường xuyên để có được một bức tường đẹp.

8. Trải phẳng giấy




Nên trải phẳng giấy trước khi dán khoảng mươi phút để cho dễ thao tác và không tạo bọt khi dán.

9. Sử dụng gạt giấy




Những chiếc gạt giấy công nghệ mới này sẽ giúp bạn làm phẳng bề mặt và loại bỏ bọt khí dễ dàng hơn.

10. Không ngại bọt khí

Ngay cả khi xuất hiện bọt khí bạn cũng không phải quá lo lắng, có thể loại bỏ chúng bằng những biện pháp đơn giản nhất: dùng kim khâu chọc nhẹ vào chúng rồi vuốt nhẹ lên, bọt khí sẽ từ từ xẹp đi.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DÁN GIẤY :

Phương pháp nhúng nguyên một cuộn giấy dán tường vào trong nước là phương pháp sai. Lý do: Sau khi nhúng cuộn giấy vào trong nước giấy sẽ thấm hút nhiều nước nên không dính dễ dính keo, vì thế lượng keo để dán giấy lên tường không đủ không những làm cho chất lượng giấy sau khi thi công bị xấu đi mà còn không phẳng và mép giấy bị hở.



Không như bạn nghĩ, dán giấy dán tường không hề đơn giản chút nào






Bảo lưu kỹ mã số “lot”:

Nhớ phải bảo lưu kỹ mã số “lot” của giấy dán tường đề phòng khi số lượng giấy dán không đủ ta có thể đặt thêm hàng có cùng một kiểu và cùng một màu giấy.

Công dụng của BỌT BIỂN:

Sau khi thi công xong, những chỗ dơ dính ở kẽ khó lau sạch được bằng vải lau, ta có thể dùng bọt biển để xử lý.
  
Xử lý tường sơn nước và tường quét vôi trước khi thi công:

 Muốn dán giấy lên tường sao có keo dính và thẫm mỹ (không bị bong và hở) thì ta phải xử lý tường trứớc bằng cách chà giấy nhám. Có như vậy thì tường mới nhám, nhẵn và thi công mới mang lại hiệu quả cao.

 Ngắt điện trước khi thi công dán giấy có lớp giấy bề mặt bằng kim loại:
 Giấy dán tường tường có lớp bề mặt giấy bằng kim loại nên là vật dẫn điện, vì thế trước khi thi công nhớ phải lưu ý ngắt hết điện.
  
Chú ý khi sử dụng giấy dán tường có lớp bề mặt giấy băng vải:
  
Không được để dung dịch keo chảy thấm dính lên lớp vải, vì khi lau lớp keo đi sẽ làm cho vải ố vàng làm xấu mặt vải.
  
Cách dán keo:

 Mặt sau (đế) giấy dán tường thông thường có hai loại: Loại đế là lớp giấy và đế là lớp vải.

 1. Giấy là loại vật liệu rất dễ thấm nước nên hay phồng vì thế khi thi công nhất định phải lăn keo trực tiếp lên lớp đế bằng giấy, để khoảng năm phút rồi mới dán. Như thế đế giấy mới thấm keo đều.

 2. Vải thì không bị phồng nên không nhất thiết lăn lớp keo trực tiếp lên đế bằng vải mà chỉ cần lăn lên tường chỗ muốn dán.

 Cách kiểm tra độ dính của hỗn hợp keo dán:

 Sau khi pha keo với hỗn hợp hồ và nước theo tỉ lệ như đã hướng dẫn, ta thử độ dính bằng cách thả một cây viết hoặc một chiếc đũa tre vào trong dung dịch keo. Nếu cây đũa tre ngã tức là dung dịch keo đã đặt về độ dính.
  
Sau khi lăn lớp keo lên giấy muốn dán ta xếp giấy lại theo phương pháp mặt đối mặt. đế dối đế: Keo sẽ không chảy lêm sang mặt dính.
   
Xử lý tường kỹ nhẵn và nhám có ba tiện ích:
  
1. Vì mặt đế giấy có hai lớp nên khi ta thay mẫu giấy mới không cần phải xử lý lại mặt tường.
  
2. Tường không bị ẩm mốc vì không có độ ẩm.
  
3. Tạp chất không bị thẩm thấu chảy lem ra ngoài tường.

Nguồn : http://tuonghoa.com/
nhận xét | | Đọc thêm...

Bài đăng mới

Liên hệ

Thống kê lượt xem

LIÊN KẾT WEBSITE

24h.com.vn

2sao.vn

afamily.vn

alobacsi.vn

anninhthudo.vn

antg.cand.com.vn

antgct.cand.com.vn

antt.vn

autocarvietnam.vn

autodaily.vn

autonet.com.vn

autopro.com.vn

bienphong.com.vn

cadn.com.vn

congly.com.vn

baocongthuong.com.vn

baodatviet.vn

giaoduc.net.vn

baohatinh.vn

baohaiquan.vn

nguoicaotuoi.org.vn

nongnghiep.vn

phunuonline.com.vn

tgvn.com.vn

tiasang.com.vn

baotintuc.vn

baobaovephapluat.vn

baoxaydung.com.vn

bizlive.vn

mic.gov.vn

moj.gov.vn

bongda.com.vn

bongda24h.vn

bongdaplus.vn

bongdaso.com

cafeauto.vn

cafebiz.vn

cafef.vn

cafeland.vn

cand.com.vn

congan.com.vn

baodientu.chinhphu.vn

csdl.thutuchanhchinh.vn

cstc.cand.com.vn

daidoanket.vn

dantri.com.vn

danviet.vn

baodautu.vn

tinnhanhchungkhoan.vn

dep.com.vn

depplus.vn

diaoconline.vn

dddn.com.vn

dientutieudung.vn

doanhnghiepvn.vn

doanhnhansaigon.vn

doisongphapluat.com

dothi.net

taichinhdientu.vn

emdep.vn

eva.vn

gafin.vn

game4v.com

gamek.vn

giadinhvn.vn

genk.vn

giaoducthoidai.vn

baogiaothong.vn

hanoimoi.com.vn

hoahoctro.vn

ictnews.vn

ictpress.vn

infogame.vn

infonet.vn

kenh14.vn

khampha.vn

kienthuc.net.vn

ktdt.vn

landtoday.net

laodong.com.vn

libero.vn

megafun.vn

motthegioi.vn

muctim.com.vn

myidol.com.vn

ndh.vn

nghenhinvietnam.vn

ngoisao.net

ngoisao.vn

nguoiduatin.vn

nguoitieudung.com.vn

congluan.vn

nhandan.org.vn

nhipcaudautu.vn

nld.com.vn

pcworld.com.vn

petrotimes.vn

phapluatxahoi.vn

plo.vn

baophapluat.vn

phunutoday.vn

qdnd.vn

thesaigontimes.vn

saoonline.vn

seatimes.com.vn

sggp.org.vn

saigondautu.com.vn

sgtt.vn

suckhoedoisong.vn

soha.vn

songmoi.vn

stockbiz.vn

stox.vn

svvn.vn

tamguong.vn

tamnhin.net

tapchitaichinh.vn

thanhnien.com.vn

ihay.thanhnien.com.vn

thethao.thanhnien.com.vn

thegioidienanh.vn

thebox.vn

thiennhien.net

thoibaonganhang.vn

tienphong.vn

tiin.vn

tinthethao.com.vn

dulichvn.org.vn

tinhte.vn

tinnong.vn

toquoc.gov.vn

hochiminhcity.gov.vn

thongtincongnghe.com

thethaovanhoa.vn

thethaovietnam.vn

tuanvietnam.vietnamnet.vn

tuoitre.vn

diaoc.tuoitre.vn

dulich.tuoitre.vn

nhipsongso.tuoitre.vn

thethao.tuoitre.vn

tuyensinh.tuoitre.vn

chuyentrang.tuoitre.vn

vef.vn

ven.vn

news.gov.vn

vietnamnet.vn

thethao.vietnamnet.vn

batdongsan.vietnamnet.vn

vietnamplus.vn

vietstock.vn

vinacorp.vn

vnca.cand.com.vn

vneconomy.vn

vnexpress.net

doisong.vnexpress.net

dulich.vnexpress.net

gamethu.vnexpress.net

giaitri.vnexpress.net

ione.vnexpress.net

kinhdoanh.vnexpress.net

sohoa.vnexpress.net

thethao.vnexpress.net

vnmedia.vn

vnnew.vn

vnreview.vn

voh.com.vn

vov.vn

vtc.vn

vtv.vn

webphunu.com.vn

xahoi.com.vn

xedoisong.vn

xahoithongtin.com.vn

xzone.vn

yan.vn

yeah1.com

yeutretho.com

news.zing.vn